Kiểm toán AS đưa ra một nguyên tắc cơ bản để chống lại sự thất bại là đi tìm những người đã thất bại và hỏi họ vì sao lại thất bại? Một doanh nghiệp khởi nghiệp nói chung người khởi nghiệp kinh doanh nói riêng phải cập nhật và nhanh chóng rút ra những bài học thất bại, không phạm lại những sai lầm mà mình đã học được.
5 NGUYÊN NHÂN THƯỜNG THẤT BẠI TRONG KINH DOANH
Người điều hành doanh nghiệp nên xem đây là một việc trong công tác quản trị của mình. Năm nguyên nhân thường thất bại trong kinh doanh mà người khởi nghiệp trong doanh nghiệp vừa và nhỏ cần biết đó là:
Thứ nhất, sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ ra thị trường là những gì thị trường cần, chứ không phải là cái mình có.
Mặt khác, sản phẩm dịch vụ phải mang tính cạnh tranh, như giá rẻ, chất lượng tốt, bảo hành hiệu quả, tận tình. Lưu ý tính cạnh tranh không phải do bạn quyết định mà là thị trường quyết định. Doanh nghiệp mới luôn hướng đến việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm để giành thị phần, nhưng vì quá cao mà lại không có đủ nguồn lực lâu dài nên buộc phải sớm từ giã cuộc chơi.
Thứ hai, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ chú trọng vào những khách hàng mang lại thu nhập nhiều, có các khoản ký kết thương vụ lớn.
Nhưng quên đi rằng doanh nghiệp mới là doanh nghiệp nhỏ thì cần phải “lấy ngắn, nuôi dài”, “năn nhặt, chặt bị”. Khi khách hàng lớn, có yêu sách trong mua bán hoặc không chọn chúng ta là đối tác nữa thì lỗ hổng tài chính trang trãi cho các chi phí thường xuyên là một gánh nặng đe doạ sự tồn tại của doanh nghiệp.
Thứ ba, các doanh nghiệp có vốn mỏng thường tìm đến các khoản vay tín dụng.
Xem thêm: Vốn là gì?
Các doanh nghiệp này, cảm thấy bước đầu an tâm khi được vay tín dụng vì mình là doanh nghiệp có vốn mỏng và nhỏ. Tuy nhiên để vay được vốn từ ngân hàng thì các doanh nghiệp phải thế chấp tài sản là nhà cửa của cá nhân mình, nhà cửa của ba mẹ mình hay từ người thân đứng ra bảo lãnh bằng tài sản của họ. Đa phần các doanh nghiệp sẽ thấy có lãi kinh doanh, nhưng hai mươi bốn tháng sau mặc dù thấy có lãi nhưng không có tiền mặt để trang trãi trả nợ gốc, chi phí lãi vay và dần có cảm giác thiếu trước, hụt sau trong chi phí. Câu trả lời là lợi nhuận tạo ra của doanh nghiệp không đủ gánh nợ và vốn vay. Các doanh nghiệp có sở hữu tài sản đem thế chấp ngân hàng thì trong chi phí giá vốn của họ có một phần chi phí là khấu hao, để trang trãi cho nợ gốc, và lãi vay phải trả hoặc có thể chi trả cho các khoản khác, trong hoạt động doanh nghiệp. Các bạn có thể nghiên cứu điều này qua hai công thức đánh giá tài chính doanh nghiệp là EBIT và EBITDA.
Thứ tư, doanh nghiệp khởi nghiệp thường có tâm lý xem nhẹ những thua lỗ kinh doanh ban đầu
Và thậm chí còn lập kế hoạch lỗ trong hai, ba năm khởi nghiệp. Khi đến năm thứ hai, năm thứ ba nhận thấy thua lỗ sẽ còn tiếp tục, thì đã quá muộn. Lý giải điều này là, mọi thứ trên thị trường hiện nay thay đổi rất nhanh, từ tâm lý người tiêu dùng, đến khoa học kỹ thuật. Một kế hoạch an toàn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hay siêu nhỏ được khuyến cáo dự báo ngắn hạn, chỉ từ 6 đến 12 tháng mà thôi.
Xem thêm: Trình tự thanh toán khi phá sản
Thứ năm, trong kinh doanh luôn luôn có rủi ro.
Một doanh nghiệp khởi nghiệp thì thường ít kinh nghiệm dự báo rủi ro, vì mình chưa gặp phải, vì mình chưa trãi nghiệm. Vì vậy, phải học hỏi để lập dự phòng các rủi ro trong kinh doanh, khi lập dự phòng rủi ro đầy đủ, thì doanh nghiệp sẽ không chi tiêu quá tay. Ngược lại, khi rủi ro kinh doanh xảy ra doanh nghiệp dễ dàng vượt qua khó khăn.