CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN CHUYỂN GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP
Tình huống giả định:
Công ty A là mẹ của Công ty B, nơi đặt trụ sở của A có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10%, còn B là 20%. Vậy, trong quan hệ nhóm A - B thì làm sao để lợi nhuận tại A càng nhiều càng tốt và B càng ít càng có lợi.
Ta có: Lợi nhuận = doanh thu - chi phí.
Do vậy B sẽ giảm doanh thu và tăng chi phí để lợi nhuận của B thấp nhất và sự tăng giảm doanh thu, chi phí này mục đích là chuyển lợi nhuận cho A càng nhiều càng tốt để hưởng thuế suất 10% nơi A đặt trụ sở.
B có cách làm tăng chi phí như sau:
- Mua nguyên vật liệu của A với giá cao hơn giá thị trường nhằm tăng chi phí giá thành sản phẩm.
- Mua tài sản cố định của A với giá cao hơn giá thị trường nhằm tăng chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Công ty B chấp nhận chi phí khai thác thị trường, chi phí thương hiệu, chi phí hỗ trợ phân phối, chi phí đào tạo kỹ thuật, trên mức bình thường từ A phân bổ hay cung cấp cho B. Các nội dung dàn xếp này nhằm tăng chi phí quản lý kinh doanh của B.
- Công ty A đầu tư vốn vào Công ty B ít thôi, rồi cho Công ty B vay vốn sản xuất kinh doanh, buộc công ty con B, phải trả chi phí lãi vay cho Công ty mẹ A.
B có cách làm giảm doanh thu như sau:
- B bán sản phẩm cho A với mức giá thấp hơn giá thị trường nhằm giảm doanh số bán hàng.
- B bán sản phẩm cho A kèm theo các khuyến mãi cho thêm chính sản phẩm bán trên mức bình thường.
- B bán sản phẩm cho A kèm theo các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm trên mức thông thường như: bảo hành quá mức, sửa chữa sản phẩm trong điều kiện không bình thường, các dịch vụ kèm theo bán sản phẩm trên mức thông thường. Nếu các nội dung thoả thuận này không được B thực hiện đúng, thì A buộc B phải giảm giá hàng bán, tức B phải giảm doanh thu.
Ví dụ giả định:
Công ty A nước ngoài bán một lô máy móc cho Công ty B trong nước, giá thị trường là 1.000 đồng. Nhưng giá nhập khẩu của A bán cho B là 8.000 đồng. B đem đi thế chấp vay vốn lô máy móc này tại ngân hàng C, được ngân hàng C chấp nhận cho vay thế chấp bằng 50% giá trị tài sản, tương đương số tiền 4.000 đồng.
Ta có:
Giá trị lô máy móc 8.000 đồng trừ giá trị thực tế 1.000 đồng là 7.000 đồng vậy số này không đúng giá thị trường nhưng được đem vào chi phí khấu hao, điều này đã làm giảm xói mòn cơ sở tính thuế, con số giá không đúng 7.000 đồng. Giá thị trường lô máy móc là 1.000 đồng, nếu ngân hàng cho vay bằng 50% giá trị tài sản tức đúng giá thì chỉ cho vay 500 đồng. Nhưng ngân hàng C đã cho vay là 4.000 đồng, vậy số chênh lệch là 3.500 đồng.
Có thể bạn quan tâm: Chuyển Giá Là Gì ? Có Chịu Trách Nhiệm Hình Sự
Đúc kết qua các giả định, những vấn đề cần quan tâm như sau:
- 7.000 đồng không có nhưng được đem vào chi phí khấu hao.
- 3.500 đồng không có nhưng được tính lãi vay vào chi phí của phần vay 3.500 mà ngân hàng chấp nhận.
- 3.500 không có nhưng ngân hàng lại cho vay trên số này, rủi ro về phía ngân hàng khi doanh nghiệp không trả được nợ.
- Doanh nghiệp đã giải quyết được cơ cấu vốn mỏng nhờ vào ngân hàng cho vay.