EBITDA - Khống Chế Chi Phí Lãi Vay || Kiểm Toán AS

Tại sao EBITDA dùng làm tiêu chí khống chế lãi vay trong giao dịch liên kết? 

CÔNG THỨC EBITDA

EBITDA = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Chi phí lãi vay + Chi phí khấu hao.

EBITDA ra đời từ năm 1980 tại Hoa Kỳ, mục đích là nghiên cứu các doanh nghiệp suy thoái, nhưng đã vượt qua suy thoái và tồn tại. Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng các doanh nghiệp vượt qua suy thoái vì họ đủ sức trang trãi hai khoản nợ quan trọng bắt buộc trong kinh doanh đó là nợ thuế chính phủ và nợ ngân hàng.

Trong quan hệ nợ phải trả bên ngoài của doanh nghiệp thì ưu tiên hàng đầu là nợ của cơ quan thuế, tiếp theo là nợ ngân hàng. Đây là hai chủ nợ có sức mạnh buộc doanh nghiệp phải trả nợ đầy đủ và đúng hạn.

EBITDA ĐƯỢC NHÌN NHẬN NHƯ SAU

Thứ nhất, EBITDA loại chi phí khấu hao kế toán ra khỏi kết quả kinh doanh. Tức trong kết quả hoạt động kinh doanh thuần thì kế toán đã tính khấu hao bây giờ cộng lại thì sẽ bù trừ khấu hao.

Thứ hai, EBITDA loại chi phí lãi vay ra khỏi kết quả kinh doanh. Tức trong kết quả hoạt động kinh doanh thuần thì kế toán đã tính lãi vay bây giờ cộng lại thì sẽ bù trừ lãi vay.

Dễ hiểu rằng, doanh nghiệp có tiền thì doanh nghiệp dùng tiền mua tài sản, khi đem tài sản kinh doanh thì khấu hao được đem vào chi phí. Doanh nghiệp không có tiền thì doanh nghiệp đi vay, khi đi vay thì chi phí lãi vay được đem vào chi phí. EBITDA loại hai nhân tố này ra để nghiên cứu thực sự về dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mang lại không bao gồm chi phí khấu hao và chi phí lãi vay. Từ đó lý giải tại sao kinh doanh có lãi mà vẫn thiếu trước, hụt sau, tại sao suy thoái mà vẫn tồn tại.

Hay nói cách khác, trong điều kiện kết quả kinh doanh của hai doanh nghiệp bằng nhau thì doanh nghiệp có vốn dày chịu đựng suy thoái tốt hơn doanh nghiệp có vốn mỏng.

EBITDA VIỆT NAM TRONG GIAO DỊCH LIÊN KẾT

EBITDA áp dụng tại Nghị Định 132 trong chi phí khấu hao không bao gồm chi phí trả trước mang số hiệu tài khoản hai bốn hai trong kế toán. Còn EBITDA nguyên thuỷ có chi phí trả trước. Ví dụ là, quyền sử dụng đất có thời hạn.

EBITDA áp dụng tại Nghị Định 132 trong chi phí lãi vay là cấn trừ thu lãi và chi lãi. Còn EBITDA nguyên thuỷ không cấn trừ thu lãi và chi lãi.

Vậy, EBITDA áp dụng tại Nghị Định 132 có phần nhỏ hơn EBITDA nguyên thuỷ. Doanh nghiệp thì mong muốn EBITDA bị khống chế trong giao dịch liên kết, càng lớn, càng tốt.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đưa ra hai cách để chống xói mòn cơ sở tính thuế trong chi phí đi vay.

Một là, khống chế số lần doanh nghiệp đi vay trên số vốn thực góp.

Hai là, khống chế EBITDA không vượt quá x phần trăm, hoặc y phần trăm, trong chi phí chiết trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Đa số các quốc gia chọn cách hai, do có nhiều ưu điểm. EBITDA phản ánh yếu tố thuần kinh doanh, hạn chế vốn mỏng, tính được dòng tiền, hạn chế dàn xếp chi phí vay. Còn cách một thì dễ hiểu và hạn chế vốn mỏng.

Việt Nam hiện nay quy định khống chế chi phí lãi vay không vượt quá 30% EBITDA trong các doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Cụ thể là “Tổng chi phí lãi vay được trừ bằng 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế”.

phone
chat zalo chat facebook