Thời gian gần đây khối doanh nghiệp nội địa Việt Nam là khu vực có số lượng thương vụ, mua bán và sáp nhập (Mergers and Acquisitions) sôi động. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ mua bán, sáp nhập sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và giá trị doanh nghiệp được nâng cao, vì vậy, các doanh nghiệp tiến lại gần nhau để làm lành vết thương kinh doanh, sau các đợt bùng phát Covid.
MERGERS AND ACQUISITIONS - M&A - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Kiểm toán AS dựa vào chức năng hoạt động của các công ty thành viên, tính chất của việc mua bán, sáp nhập, có thể được phân loại theo ba hình thức:
- Thứ nhất mua bán sáp nhập theo chiều ngang:
Mua bán sáp nhập theo chiều ngang, là việc mua bán sáp nhập giữa các doanh nghiệp có nhóm sản phẩm dịch vụ kinh doanh giống nhau, cùng ngành nghề, cùng công nghệ sản xuất. Mục đích tăng qui mô sản xuất, tăng thị phần.
Ví dụ: Công ty sản xuất xe hơi mua lại, Công ty sản xuất xe hơi.
- Thứ nhì mua bán sáp nhập theo chiều dọc:
Mua bán sáp nhập theo chiều dọc, là việc mua bán giữa các doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh. Mục đích phát triển chuỗi kinh doanh, giảm phụ thuộc nguồn cung, cầu bên ngoài.
Ví dụ: Công ty kinh doanh cà phê mua Công ty trồng trọt cà phê.
- Thứ ba mua bán sáp nhập đa chiều:
Mua bán sáp nhập đa chiều, là việc mua bán giữa các doanh nghiệp không có sản phẩm dịch vụ giống nhau, khác ngành nghề. Mục đích là đa dạng hóa đầu tư.
Ví dụ: Công ty kinh doanh nội thất mua Công ty kinh doanh nước ngọt.
Khi xác định giá mua, bán thì việc đánh giá rủi ro liên quan đến Báo cáo tài chính là không thể thiếu, ngoài việc định giá, giá trị công ty theo tài sản và nghĩa vụ nợ phải trả hiện hữu. Các nội dung cần quan tâm và nhận diện trên Báo cáo tài chính, bao gồm:
- Có hay không, sự tham gia có tính chất áp đặt của nhà quản trị, vào các nguyên tắc hạch toán kế toán, làm sai lệch bản chất tài sản, và nghĩa vụ hiện tại của công ty.
- Có hay không, sự tham gia có cam kết của nhà quản lý với các bên liên quan, có ưu đãi trên mức bình thường hoặc thái quá.
- Có hay không, sự thay đổi về các quy định pháp luật liên quan đến ngành nghề của doanh nghiệp, nhưng các năm gần nhất, báo cáo tài chính công ty chưa cập nhật.
- Có hay không, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hay sự suy giảm tài sản đã xảy ra trên thực tế, nhưng chưa thể hiện trên báo cáo tài chính.
- Có hay không, các khoản phải thu, doanh thu đã ghi sổ kế toán, nhưng không chắc chắn, có thể thay đổi trong tương lai.
- Các khoản phải thu tạm ứng, phải trả cá nhân không rõ ràng.
Một nội dung quan trọng cần nhấn mạnh thêm, đó là rủi ro về nghĩa vụ thuế, dưới dạng hiện hữu và tiềm tàng trong báo cáo tài chính.
Nghĩa vụ Thuế có thể ảnh hưởng đáng kể giá mua bán, vì doanh nghiệp không chắc chắn rằng: Đã tuân thủ qui định thuế ở mức độ nào; Số liệu đã kê khai đầy đủ và đúng luật hay chưa; Đã ước lượng hết các rủi ro về thuế hay chưa; Đã tận dụng hết các ưu đãi về thuế đáng được hưởng hay chưa.
Giá trị doanh nghiệp trong mua bán sáp nhập, sẽ là giá trị tài sản thuần hiện hữu, sau khi trừ nợ phải trả và các nghĩa vụ phải trả khác, ngoài ra cần dự phòng thêm khoản rủi ro có thể xảy ra trong tương lai, là do việc thực hiện chưa đúng nghĩa vụ thuế trong quá khứ, trước khi mua bán.
Người mua thuận mua, người bán thuận bán, luôn là mục tiêu hướng đến trong kinh doanh. Do vậy, mua bán sáp nhập là cơ hội để nhà đầu tư, phát triển kinh doanh và sinh lời, đừng để nó trở thành gánh nặng tài chính cho nhà đầu tư sau thương vụ này.