LỊCH SỬ VỀ TAM GIÁC GIAN LẬN
Ông Donald Ray Cressey là một nhà xã hội học và tội phạm học người Mỹ đã có nhiều nghiên cứu đóng góp các đề tài như: Phạm nhân và nhà tù, xã hội và tội phạm hình sự, tội phạm cổ trắng và tội phạm cổ đen.
Ông Donald Ray Cressey sinh năm 1919 mất năm 1987. Ông đã đưa ra mô hình tam giác gian lận năm 1930. Khái niệm tam giác gian lận của ông đã được đón nhận thời bấy giờ. Ngày nay tam giác gian lận đã trở thành một trong những mô hình chính thống dùng nhiều trong doanh nghiệp và quản lý ngành nghề của các chính phủ trên thế giới.
Ba nội dung cơ bản của tam giác gian lận là: Áp lực, Cơ hội, Thái độ, tượng hình là ba cạnh của hình tam giác.
Áp lực được hiểu là nhiệm vụ được giao của một người quá cao quá tải mà họ phải hoàn thành hơn sức lực của mình nhưng vẫn không hoàn thành. Hay một cá nhân có nhu cầu quá lớn quá cao khi khả năng của họ không đáp ứng được nhu cầu cho chính họ.
Cơ hội được hiểu là trong một doanh nghiệp, một xã hội không có những hoạt động kiểm soát hay có hoạt động kiểm soát nhưng thực hiện hoạt động kiểm soát đó một cách kém hiệu quả thì vô tình sẽ tạo điều kiện cho gian lận xảy ra.
Thái độ được hiểu là do tính cách cá nhân hoặc đạo đức cá nhân. Họ thích làm hoặc cố tình thực hiện gian lận. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng thái độ dẫn đến gian lận cũng xuất phát từ sự bất đồng quan điểm của cá nhân với tập thể hoặc cá nhân bất đồng với xã hội.
ỨNG DỤNG TAM GIÁC GIAN LẬN TRONG CÁC LĨNH VỰC.
Từ năm 2000 cho đến nay, mô hình lý thuyết tam giác gian lận đã được nhiều tác giả nghiên cứu thêm và đưa vào ứng dụng trong các lĩnh vực như:
- Hoạt động kiểm soát nội bộ trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá hoạt động doanh nghiệp trong kiểm toán báo cáo tài chính.
- Quản trị hệ thống thuế nhà nước theo phương pháp quản lý rủi ro.
- Xây dựng mô hình chống tham nhũng ở một số nước trên thế giới.
Chẳng hạn như Trung Quốc, phát triển thêm mô hình tam giác gian lận là xây dựng nguyên tắc hoạt động: Không muốn, Không dám, Không thể trong chống tham nhũng.
Một khuyến cáo cho doanh nghiệp trong việc quản trị rủi ro chiến lược liên quan đến gian lận, là nếu rủi ro chiến lược có khả năng xảy ra cao mà rủi ro đó rơi vào tình huống là doanh nghiệp phải gian lận về mặt pháp lý thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển được. Trong tình huống này, doanh nghiệp không nên đo lường rủi ro chiến lược này nữa mà phải từ bỏ ngay.
Tìm hiểu thêm: Tam giác gian lận trong doanh nghiệp
Chẳng hạn để huy động được vốn thì Doanh nghiệp phải đánh bóng báo cáo tài chính, để mua bán được cổ phiếu kiếm lời thì doanh nghiệp phải tô vẽ báo cáo tài chính.
Chẳng hạn dự án bất động sản, dự án xây dựng, dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên khi chưa hoàn thiện thủ tục về pháp lý mà người nắm dự án đã thực hiện mua bán, sang nhượng dự án hoặc dùng dự án huy động vốn không hợp pháp trên thị trường chứng khoán.